UEFA Champions League là giải đấu cấp câu lạc bộ danh giá, kịch tính và đẳng cấp nhất châu Âu. Trong những năm không có các sự kiện World Cup hay Euro thì Champions League chính là giải đấu đứng ở vị trí số 1 về mức độ quan tâm của người hâm mộ. Cùng Olesport TV khám phá chi tiết từ A đến Z về giải bóng đá hấp dẫn bậc nhất này.
Giới thiệu về UEFA Champions League
UEFA Champions League hay còn gọi là cúp C1 (viết tắt: UCL) là sự kiện thường niên của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). UCL được dành riêng cho các câu lạc bộ tốt nhất của bóng đá châu Âu, thường là những nhà vô địch giải quốc nội hoặc những đội về nhì hoặc về ba.
Giải đấu được bắt đầu vào năm 1955 với tên gọi European Champion Clubs Cup (hay European Cup). European Cup chính thức được đổi tên thành UEFA Champions League vào năm 1992 và kéo theo những khác biệt về thể thức thi đấu.
Trước đây, Cúp C1 châu Âu (European Cup) chỉ tranh tài theo thể thức loại trực tiếp, mỗi quốc gia chỉ có một suất dành cho nhà vô địch. Còn UEFA Champions League có thêm giai đoạn vòng bảng và số lượng đội tuyển tham dự cũng tăng lên, các đội đứng thứ 2,3,4 ở các giải VĐQG vẫn có thể tham dự.
Hiện tại, với 4 giải vô địch hàng đầu châu Âu Anh, Tây Ban Nha, Đức, Ý thì mỗi quốc gia sẽ có 4 đại diện tham dự đấu trường Champions League.
Lịch sử của UEFA Champions League
Phần tiếp theo của bài viết, trang live soccer scores Ole Sport TV sẽ gửi đến quý độc giả những cột mốc lịch sử đáng nhớ trong lịch sử Cúp C1 châu Âu.
Giai đoạn trước 1992
Phiên bản đầu tiên của Cúp C1 châu Âu diễn ra vào mùa giải 1955/56, với 16 câu lạc bộ tranh tài. Trận chung kết diễn ra giữa Real Madrid (Tây Ban Nha) và Stade de Reims (Pháp). Kết quả cuối cùng, đại diện của La Liga đã giành chức vô địch đầu tiên với chiến thắng chung cuộc 4-3.
Real Madrid cũng thể hiện sự vượt trội khi giành tới 5 cúp C1 đầu tiên. Tuy nhiên, dưới thời huấn luyện viên Bela Guttmann, Benfica đã vô địch mùa giải 1960/61 và trở thành câu lạc bộ đầu tiên phá vỡ sự thống trị của Real Madrid ở châu Âu.
Sau những thành công vang dội cùng đội bóng Bồ Đào Nha, Bela Guttmann đã yêu cầu được tăng lương với những đóng góp to lớn của ông nhưng đã bị ban lãnh đạo Benfica từ chối. “Cuộc tình” của họ cuộc phải chấm dứt và Guttmann thậm chí còn tuyên bố trong 100 năm nữa, Benfica sẽ không bao giờ vô địch C1 châu Âu. Thật trùng hợp, Benfica đã thất bại trong 5 trận chung kết cúp C1 châu Âu trong những năm sau đó, ứng nghiệm “Lời nguyền Bela Guttmann”.
Đến mùa giải 1992, UEFA quyết định đổi tên European Cup thành UEFA Champions League và có những thay đổi trong điều lệ giải đấu.
Giai đoạn từ 1992 đến 1997
Trước đây, chỉ những câu lạc bộ vô địch tại các liên đoàn bóng đá thành viên và đội vô địch Cúp C1 mùa giải trước mới đủ điều kiện tham dự European Cup (tên gọi cũ).
Trong trường hợp một đội vô địch C1 nhưng không vô địch trong nước, một quốc gia được cử tối đa hai đội tham dự. Nếu một quốc gia vô địch C1 và giải quốc nội, quốc gia đó sẽ chỉ có một đội thi đấu.
Ngày đó thể thức thi đấu của Cúp C1 châu Âu là đấu loại trực tiếp. Tuy nhiên, thể thức mới đã được thử nghiệm vào mùa giải 1991/92, khi 8 câu lạc bộ xuất sắc nhất sau khi hoàn thành các giai đoạn trước đó được chia thành hai bảng đấu để thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm lượt đi và lượt về. Hai đội đầu bảng sẽ lọt vào trận chung kết.
Kể từ mùa giải 1992/93, khi giải đấu chính thức được mang tên UEFA Champions League như bây giờ, 8 đội xuất sắc nhất đã được chia thành hai bảng đấu. Tuy nhiên, sẽ có thêm vòng bán kết kể từ mùa giải 1993/94 dành cho 4 đội bóng đứng nhất, nhì tại bảng đấu của mình.
Giai đoạn 1997 đến 2015
Bắt đầu từ mùa giải 1997/98, UEFA tăng số lượng câu lạc bộ tham dự khi cho phép mỗi quốc gia có 2 suất thi đấu dành cho đội vô địch và thứ 2.
Có 16 đội thi đấu ở vòng bảng. Số đội thi đấu ở vòng bảng không ngừng được mở rộng theo thời gian, từ 16 lên 24 và đến hiện tại có 32 đội tham dự.
Từ mùa giải 1999/00 đến 2002/03, giai đoạn vòng bảng thứ nhất có 32 đội tham dự. Sau đó 16 đội nhất nhì mỗi bảng sẽ tiếp tục chia làm 4 bảng đấu để đá giai đoạn vòng bảng thứ 2. Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ vào tứ kết.
Thể thức vòng bảng thứ hai đã bị loại bỏ sau mùa giải 2003 và được thay thế bằng thể thức loại trực tiếp vòng 1/8 dành cho 16 đội vượt qua vòng bảng. Kể từ đó, ngày càng có nhiều câu lạc bộ từ các quốc gia có nền bóng đá kém phát triển giành quyền tham dự Champions League.
Một quốc gia khi đó có thể có tối đa bốn đại diện góp mặt, tuy nhiên có một ngoại lệ ở mùa giải 2005/06 khi đương kim vô địch Champions League Liverpool, không đủ điều kiện tham dự giải đấu ở mùa giải năm sau do nằm ngoài top 4 của giải Ngoại hạng Anh. Do đó, Liverpool buộc phải thi đấu ở vòng sơ loại đầu tiên với những đối thủ kém danh tiếng hơn rất nhiều và nước Anh có 5 đại diện trong mùa giải đó.
Giai đoạn 2015 đến nay
UEFA đã quyết định giành một tấm vé tham dự UEFA Champions League cho nhà đương kim vô địch UEFA Europa League (sân chơi hạng 2 châu Âu) bắt đầu từ mùa giải 2015-16.
Như vậy, một quốc gia có thể có tối đa 5 đại diện ở vòng bảng với suất dành cho nhà vô địch Europa League và Champions League.
Vấp phải những phản ứng gay gắt từ các giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu, UEFA đã thực hiện một sự thay đổi đáng kể với việc phân bổ 4 suất vào thẳng vòng bảng cho 4 liên đoàn bóng đá thành viên đứng đầu trên bảng xếp hạng của UEFA (hiện nay theo thứ tự là Anh, Tây Ban Nha, Đức, Italia).
Một số quy định bổ sung đã thay đổi kể từ mùa giải 2020/21, cụ thể:
- Số lượng cầu thủ đăng ký cho mỗi trận đấu sẽ tăng từ 18 lên 23 và các đội lọt vào vòng loại trực tiếp sẽ được phép đăng ký thêm 3 cầu thủ.
- Số lượng cầu thủ tối đa được vào sân thay người là 5.
- Luật bàn thắng sân khách bị hủy bỏ.
Trên đây là tất tần tật về UEFA Champions League và mọi thứ bạn cần biết về giải đấu này. Nếu bạn thích những chủ đề như thế này, hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.